Tổng Hợp Các Lỗi Thường Gặp Của Bếp Gas Và Cách Khắc Phục
Bếp gas là thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình, góp phần quan trọng vào việc chế biến các bữa ăn ngon. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bếp gas cũng không tránh khỏi những sự cố, lỗi hỏng hóc. Bài viết này sẽ giúp bạn tổng hợp các lỗi thường gặp của bếp gas và cách khắc phục hiệu quả, giúp bạn sử dụng bếp gas an toàn và hiệu quả hơn.
Các lỗi thường gặp của bếp gas và cách khắc phục
1. Bật bếp không lên
Lỗi thường gặp nhất khi sử dụng bếp gas là bật bếp không lên hay bếp không cháy. Khi gặp sự cố, bạn bật bếp không lên và không ngửi thấy mùi gas xì ra. Trường hợp này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra:
- Hết gas: Kiểm tra xem bình gas có còn gas hay không. Nếu hết gas, hãy thay bình gas mới.
- Van gas bị đóng: Kiểm tra xem van gas đã mở hay chưa. Nếu van gas bị đóng, hãy mở van gas.
- Lỗi bugi đánh lửa: Bugi bị bẩn, cháy, hoặc hỏng. Vệ sinh bugi hoặc thay thế bugi mới.
- Hệ thống đánh lửa bị lỗi: Kiểm tra xem các dây dẫn điện, mạch điện, pin, IC đánh lửa,... có bị hỏng hóc gì không. Nên nhờ thợ sửa chữa chuyên nghiệp nếu cần.
2. Bếp bật không bắt
Khi gặp trường hợp bếp bật không bắt lửa nhưng vẫn ngửi thấy khí gas không quá nồng. Có thể do có không khí tồn tại trong ống dẫn gas. Bạn nên đánh lửa một vài lần liên tục để không khí trong ống dẫn thoát hết ra ngoài. Tiếp đến bật bếp lại xem đã hoạt động bình thường chưa.
Lỗi này còn có một nguyên nhân khác là do ống dẫn khí bị gấp nếp khiến khi gas bị chặn và khó di chuyển từ ống dẫn khí lên bếp. Bạn hãy khóa gas lại và thay một ống dẫn khí mới để đảm bảo hiệu quả hoạt động và chống cháy nổ.
3. Bếp bị tắc gas
Bếp bị tắc ga là một trong những lỗi phổ biến khi sử dụng. Nếu gặp trường hợp này, bạn nên kiểm tra xem đã mở van gas hay chưa, dây dẫn có bị xoắn lại hay bị gấp khúc không... Nếu trường hợp bạn gửi thấy mùi gas thì có khả năng ống dẫn bị lắp sai cách và van khóa bị hỏng. Bạn có thể gọi ngay cho bên cung cấp gas để được hướng dẫn sửa chữa hoặc nhờ thợ xuống kiểm tra.
- Lỗ phun gas bị tắc: Vệ sinh lỗ phun gas bằng kim chuyên dụng.
- Van gas bị hỏng: Kiểm tra và thay thế van gas mới.
- Ống dẫn gas bị tắc: Kiểm tra và thông tắc ống dẫn gas.
- Bình gas bị hỏng: Kiểm tra và thay bình gas mới.
4. Bếp bị rò rỉ gas
Rò rỉ gas là một trong những sự cố nguy hiểm nhất xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi ngửi thấy mùi gas trong nhà, bạn cần xử lý như sau:
- Đóng van gas: Để tránh khí gas tiếp tục thoát ra ngoài, bạn cần nhanh chóng khóa van gas lại.
- Mở toàn bộ cửa trong nhà: Sau khi đóng van gas, bạn nên mở tất cả các cửa trong nhà, dùng quạt tay, bìa carton, quyển sách (trừ quạt điện) quạt nhẹ để khi gas thoát ra khỏi nhà.
- Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ thiết bị điện nào: Bạn không nên dùng đồ điện như điện thoại, máy tính bảng để gọi điện bởi sẽ gây cháy nổ không đáng có. Bên cạnh đó, bạn không được mở đèn điện, quạt điện...
5. Lửa cháy không đều
Lửa trên bếp cháy không đều là lỗi thường gặp của bếp ga, nguyên nhân chính dẫn đến lỗi này có thể do van gas bị hỏng, lỗ phun gas bị nghẹt, tắc hay bị cong vênh, bếp gas bị dư gió hay áp suất trong bình.
- Lỗ phun gas bị tắc: Vệ sinh lỗ phun gas bằng kim chuyên dụng.
- Van gas bị hỏng: Kiểm tra và thay thế van gas mới.
- Áp suất gas không ổn định: Kiểm tra và thay bình gas mới nếu áp suất gas không ổn định.
6. Ngọn lửa có màu đỏ
Đối với bình gas chất lượng, khi nấu nướng se cho ngọn lửa xanh tinh khiết, đây cũng là một trong những tiêu chuẩn nhận biết bình gas thật hay giả. Vì vậy, khi gặp ngọn lửa bếp gas màu đỏ có thể do các nguyên nhân sau:
- Bình gas đang dùng kém chất lượng: Bình gas kém chất lượng thường bị pha thêm tạp chất.Khi đốt tạp chất theo khí gas phát ra gây hiện tượng ngọn lửa màu đỏ. Nên đổi loại bình gas chính hãng, chất lượng để dùng.
- Đầu đốt bị bẩn: Đầu đốt bị bám cặn bẩn không được vệ sinh sẽ khiến chất bẩn đốt cháy cùng lúc với khí gas gây hiện tượng ngọn lửa đỏ. Do đó, bạn nên vệ sinh đầu đốt thường xuyên.
- Bộ phận hút gió bị hư: Ngọn lửa bếp gas màu đỏ cũng có thể do hỏng bộ phận hút gió. Vấn đề này bạn nên nhờ đến sự trợ giúp từ thợ sửa chữa có chuyên môn.
7. Lửa trên bếp cháy nhỏ khi mở mức to nhất
Khi bạn mở mức to nhất nhưng lửa trên bếp chỉ cháy nhỏ hoặc cháy liu riu, nguyên nhân có thể do gas trong bình sắp cạn, ống dẫn gas bị tắc nghẹt hoặc khe thoát lửa bị tắt.
Lúc này bạn cần kiểm tra lại bình gas, ống dẫn và khe thoát để tìm ra nguyên nhân đang gây ra sự cố này. Nếu bếp cháy nhỏ do sắp hết gas thì thay bình gas mới. Còn trường hợp ống dẫn bị hư hỏng thì nên thay dây mới.
8. Ngọn lửa có tiếng kêu
Ngọn lửa phát ra tiếng kêu khi bạn nấu nướng thường do lắp đặt bình gas và bếp gas sai quy cách khiến các bộ phận không được khớp nhau. Khi gặp trường hợp này bạn cần:
- Tắt bếp và khóa van gas cẩn thận
- Kiểm tra cái chi tiết, mối nối xem đã khớp và vặn chắt tay hay chưa
- Kiểm tra và làm sạch khe thoát lửa
- Mở van gas và bật bếp xem đã hoạt động bình thường hay chưa.
9. Bật bếp không lên nhưng có mùi gas
Bật bếp không lên nhưng vẫn ngửi thấy mùi gas là một trong những lỗi thường gặp của bếp gas. Sự cố này xảy ra do bếp đã bị hỏng bộ phận đánh lửa. Do vậy, điều đầu tiên bạn cần làm là tắt bếp và khóa van gas, tiến hành kiểm tra bộ phận đánh lửa và mở bếp thêm vào lần. Nếu không được thì bạn nên điện cho nhà cung cấp để yêu cầu kiểm tra, bảo hành và thay mới bộ phận này.
- Van gas bị hỏng: Kiểm tra và thay thế van gas mới.
- Ống dẫn gas bị hỏng: Kiểm tra và thay thế ống dẫn gas mới.
- Các mối nối bị hỏng: Kiểm tra và vặn chặt lại các mối nối.
- Đầu vòi phun gas bị hỏng: Kiểm tra và thay thế đầu vòi phun gas mới.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp các lỗi thường gặp của bếp gas và cách khắc phục hiệu quả. Với những thông tin này, bạn có thể tự mình xử lý được một số lỗi đơn giản và giữ cho bếp gas hoạt động an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, nếu gặp các lỗi phức tạp hơn, hãy liên hệ ngay với Gas Đông Á để đảm bảo an toàn.